Nhưng cú sốc văn hóa thực sự không phải là thứ văn hóa nhạc pop đã trôi vào dĩ vãng đó mà là việc "Reply 1988" chú trọng vào chuyện gia đình và hàng xóm láng giềng. Thời đại bấy giờ quả thực rất khác ngày nay, khi các bà mẹ phải hò hét con cái chúng mới chịu ăn. Nền kinh tế thời đó cũng khác hẳn bây giờ, cái cảnh ăn tối mọi người trao đổi đồ ăn với hàng xóm thể hiện một lòng tốt đơn thuần. Trở lại cái hồi Hàn Quốc chưa đủ trình độ tư bản đó, một gia đình không thể tự mình làm được nhiều món ăn.
Còn về kịch bản ư? Ừm... về yếu tố này thì có vẻ "Reply 1988" giống với một sitcom hơn. Một sitcom quá dài, dài một cách không cần thiết. Thật lòng để nói thì 90 phút một tập của "Reply 1988" là đã ngang ngửa thời lượng của một phim điện ảnh rồi. Mỗi tập có 3 phần quảng cáo. Cũng phải nói tới một tranh cãi liên quan đến Madagascar dù nói một cách nghiêm túc thì chuyện vớ vẩn này cũng không có gì không tốt. Tuy thế, phần lớn các nhân vật chưa thể hiện gì nhiều ngoài việc giới thiệu bản thân.
Đến hết tập 1 thì nhân vật duy nhất tạo được ấn tượng là Deokseon (nhân vật của Hyeri) và chị gái Bo-ra của Deokseon (do Ryoo Hye-yeong đóng). Nguyên nhân là bởi vì sự tăng động của cặp chị em gái này. Deok-seon đã cố gắng hết sức để lòng tự trọng không bị hủy hoại dưới tay chị gái. Buồn cười là đáng nhẽ ra Deok-seon phải rõ ràng cái việc cứ đến gần sẽ làm Bo-ra điên lên nhưng hết lần này đến lần khác cô nàng cứ thích quanh quẩn ở bên một ổ kiến lửa.
Sự tăng động này ở một khía cạnh đơn giản hơn cũng cho thấy cái cách mà Reply 1988 nhấn mạnh chủ đề gia đình. Không phải những gia đình không chân thật, giống như ở trong R97 và R94, mà là một gia đình thực sự nơi mà các thành viên có quyền tức giận với nhau và không dễ dàng gì để xóa bỏ những khúc mắc này. Các nhân vật trong Reply 1988 không thể lựa chọn hoàn cảnh sống cho mình mà buộc phải nỗ lực hết mình bằng mọi giá và sống đủ vui vẻ. Cái thời 1988 nhìn chung là bạo lực ấy, đó có thể là cách sống tốt nhất.
Viết bởi William Schwartz
Nguồn: (1)
0 nhận xét:
Post a Comment