Về cuộc tuần hành dân chủ của Bora

Một số thông tin tham khảo về cuộc tuần hành chống đối của Bora. Thông tin được lấy trên trang chủ của Đại học Quốc gia Seoul (SNU).


Chúng ta thấy rằng con đường đi đến dân chủ ở Hàn Quốc không hề dễ dàng và bằng phẳng. Có rất nhiều vụ bắt giữ các nhà hoạt động và sinh viên vô cớ, thậm chí là tàn sát họ (bắn chết nhiều dân thường trong cuộc nổi dậy Gwangju 1980) hay tra tấn họ đến chết (trong đó cho một sinh viên của ĐH Quốc gia Seoul vào năm 1987)

Không rõ Reply 1988 sẽ tiếp tục đi sâu vào bối cảnh chính trị lúc bấy giờ như thế nào vì cuộc đấu tranh dân chủ này là một sự kiện quan trọng và định hình một Hàn Quốc mà chúng ta biết ngày hôm nay.

Thực sự thì tôi khá lo lắng cho lắng cho Bora. Tôi chưa bao giờ thấy nhà hoạt động hay ủng hộ phong trào dân chủ nào có kết cục tốt đẹp trong các bộ phim truyền hình và điện ảnh Hàn Quốc. Họ đều kết thúc với việc bị đuổi học và tệ hơn là bị tra tấn bởi cảnh sát/quân đội hoặc bị bắn chết trong các cuộc biểu tình...

Còn đây là thông tin chi tiết về giai đoạn lịch sử này:

  • 1 – 9/1987: Lãnh đạo cuộc Đấu tranh Tháng 6 vì Dân chủ
    Cái chết của một sinh viên SNU khiến cho dân chúng Hàn Quốc nổi dậy chống lại chế độ độc tài, dẫn tới sự thay đổi Hiến pháp để mở đường cho một cuộc bầu cử dân chủ.
  • 20/1/1987: Sinh viên tổ chức lễ tưởng niệm cho PARK Jong-chul, một sinh viên chưa tốt nghiệp đang theo học chuyên ngành ngôn ngữ đã tham gia vào phong trào dân chủ và bị cảnh sát tra tấn đến chết vào ngày 14/1/1987
  • 13/1/1987: Tổng thống Hàn Quốc CHUN Doo-hwan ra tuyên bố đặc biệt, cho biết người kế nhiệm ông là một thành viên nội các của ông mà không có một cuộc bầu cử dân chủ nào.
  • 1/5/1987: 122 giáo sư SNU công khai thư phản đối tuyên bố của Tổng thống Chun, và sau đó 6 ngày, sinh viên SNU công khai sự ủng hộ với các giáo sư.
  • 27/5/1987: 2000 sinh viên SNU xuống đường để biểu tình. Một trong số họ, LEE Han-yeol (Đại học Yonsei) đã bị giết chết bởi bom ga của cảnh sát.
  • 9/1987: Dân chủ trong trường đại học. Sinh viên đã bị đuổi học vì tham gia vào phong trào dân chủ đã được nhận lại: 406 sinh viên vào 9/1987, 647 năm 1988, 286 năm 1898. Đến năm 1995, có tổng cộng 1663 sinh viên.
  • 29/3/1988: Một sinh viên SNU đọc một lá thư gửi tới sinh viên ở Bắc Hàn để tiến hành một phong trào vì công cuộc thống nhất hòa bình trên bán đảo Hàn Quốc, khơi mào cho một phong trào sinh viên rộng khắp vì thống nhất.
  • Tháng 9/1988: Hội sinh viên SNU phát động một chiến dịch kêu gọi việc đồng tổ chức Olympic Mùa hè 1988 với Bắc Triều Tiên.
  • 17/9 - 2/10/1988: Olympic Mùa hè 1988 được tổ chức ở Paris. Môn bóng bàn được tổ chức ở Nhà tập của SNU.
  • Tháng 2/1989: Quyết định hủy bỏ tập huấn quân sự từ năm 1990.
  • 3/1/1990: Đảng đối lập chính ở Hàn Quốc được sáp nhập vào đảng cầm quyền. Sinh viên SNU xuống đường biểu tình vào ngày 5/9/1990 với quy mô lớn nhất sau năm 1987
  • 4/10/1990: YUN Seok Yang công bố tài liệu quân sự được phân loại chứng minh rằng đầu não quân sự đã tiến hành các cuộc điều tra dân sự bất hợp pháp với 313 nhà hoạt động sinh viên SNU.
Nguồn: (1) (2)
Dịch: reply1988vn
Next PostNewer Post Previous PostOlder Post Home

3 comments:

  1. mình cũng mới coi xong, và google về sự kiện này ... thật sự rất ... legendary, và cảm giác bất ngờ hơn khi đọc vế chế độ độc tài của HQ và nó ảnh hưởng tới ngày hôm nay.

    Cảm giác như Bora sẽ .. nhẫn ... nghĩa là ngừng tham gia biểu tình, nhưng sẽ nhẫn nhin và sau này trở thành một người ĐĂT BIỆT như mẹ jung hwan nói, sau này Bora sẽ trở thành một người không tâm thường .

    Càng ngày càng thích Bora.

    ReplyDelete
  2. bạn chủ blog thật tuyệt vời. mình ngạc nhiên vs sự nhiệt huyết của bạn(: cảm ơn bạn

    ReplyDelete
  3. mình ngạc nhiên vs những bài viết rất hay của chủ thớt.cảm ơn chủ thớt rất nhiều. nice:3

    ReplyDelete